Tóm Tắt Nội Dung
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ vật với những hình dáng khác nhau. Nó có thể là hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật…và không thể thiếu hình trụ nữa. Dù là bất cứ đồ vật nào đều cũng sẽ có thể tích riêng của nó. Vậy bạn có biết cách tính thể tích hình trụ không? Nếu bạn gặp một bài toán liên quan đến công thức này bạn sẽ làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Ghi nhớ công thức tính thể tích hình trụ
Hình trụ là hình có 2 mặt đáy là hình tròn song song và bằng nhau. Một số ví dụ thực tế về hình trụ: cái xô, cái thùng, cái cốc, lọ hoa, lon sữa bò… Công thức tính thể tích hình trụ được ứng dụng nhiều trong thực tế, hãy xem cách tính của nó là gì.
Muốn tính thể tích hình trụ bạn sẽ áp dụng theo công thức:
Trong đó
- V: thể tích hình trụ
- π: hằng số (π = 3,14)
- r: bán kính hình tròn mặt đáy hình trụ
- h: chiều cao hình trụ
Công thức trên được phát biểu thành lời như sau: Muốn tính thể tích hình trụ, ta lấy chiều cao nhân với bình phương độ dài bán kính hinh tròn mặt đáy hình trụ và số pi.
Đơn vị đo của thể tích là: mét khối
Hướng dẫn tìm các đại lượng trong bài toán tính thể tích hình trụ
Tìm bán kính đáy
Vì tính chất của hình trụ là cả 2 mặt đáy đều bằng nhau nên bạn có thể chọn bất kỳ mặt nào. Nếu như bạn đã xác định được bán kính thì bạn có thể tiếp tục các bước tiếp theo. Còn trong trường hợp bạn vẫn chưa biết chính xác kích thước của bán kính thì bạn có thể dùng thước đo độ rộng nhất trên đường tròn sau đó chia đôi thì bạn sẽ có bán kính.
Nếu như bạn viết chu vi hình tròn, thì bạn chia nó cho 2 π để tìm bán kính
Nếu như bạn biết đường kính hình tròn, thì bạn chia 2 để tìm bán kính
Ví dụ bạn tìm được bán kính đường tròn là 2,5cm
Diện tích đáy tròn
Chúng ta có công thức tính diện tích hình tròn là
Thay số đo bán kính r= 2,5 cm ta có:
Chiều cao hình trụ
Trong trường hợp bạn đã biết số đo chiều cao của hình trụ thì bạn sẽ tiến hành sang bước tiếp theo. Còn nếu như bạn vẫn chưa biết chiều cao thì hãy tiến hành dùng thước để đo. Chiều cao của hình trụ sẽ được xác định từ đáy dưới của hình trụ lên đến đáy trên của hình trụ. Ví dụ chiều cao hình trụ bạn đo được là 10cm
Tính thể tích hình trụ
Sau khi đã tìm được những thông số đầy đủ bạn sẽ tiến hành tính toán thể tích hình trụ theo công thức:
Đây sẽ là đáp án cuối cùng và chính xác nhất dành cho bạn, nên nhớ là đơn vị luôn biểu diễn dưới dạng lập phương bởi chúng ta đang thực hiện phép đo không gian 3 chiều.
Một số lời khuyên khi tính thể tích hình trụ
- Để tính chính các thể tích điều quan trọng là bạn phải đo đạc các thông số chính xác
- Phép tính sẽ chính xác hơn nếu như bạn sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy tính
- Thể tích của 1 vật sẽ bằng diện tích đáy nhân chiều cao, tuy nhiên vẫn có một trường hợp công thức này không đúng, ví dụ như hình nón.
- Việc đo đường kính hình tròn sau đó chia 2 để tìm ra bán kính sẽ nhanh và chính xác hơn khi bạn đo bán kính, vì bạn không mất thời gian tìm tâm hình tròn.
- Nên làm nhiều bài tập thực hành để có thể áp dụng vào thực tế một cách khoa học và chính xác nhất.
Kết luận
Có thể thấy công thức tính thể tích hình trụ không quá phức tạp phải không, thậm chí nó còn khá dễ nhớ và dễ hiểu nữa. Bạn hoàn toàn có thể học thuộc lòng trong vài giây và áp dụng chúng vào giải quyết những bài toán đơn giản hay một số ứng dụng thực tế.
Kiến thức là vô giá, hãy không ngừng trau dồi và học hỏi để hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày bạn nhé. Chúc bạn luôn học tập tốt và thành công trong trương lai sau này.