Tóm Tắt Nội Dung
- 1 10 tỉnh thành có diện tích lớn nhất Việt Nam
- 1.1 Nghệ An
- 1.2 Điều kiện tự nhiên Nghệ An
- 1.3 Tổng sản phẩm trên địa bàn
- 1.4 Gia Lai
- 1.5 Đại hình của Gia Lai
- 1.6 Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai
- 1.7 Về kinh tế
- 1.8 Sơn La
- 1.9 Địa hình Sơn La
- 1.10 Theo thống kê của năm 2019 thì
- 1.11 Đắk Lắk
- 1.12 Địa hình Đắk Lắk
- 1.13 Khí hậu Đắk Lắk
- 1.14 Thanh Hóa
- 1.15 Địa hình Thanh Hóa
- 1.16 Quảng Nam
- 1.17 Đơn vị hành chính của Quảng Nam
- 1.18 Năm 2018 Tỉnh có cơ cấu kinh tế:
- 1.19 Lâm Đồng
- 1.20 Chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô.
- 1.21 Kon Tum
- 1.22 Sau đây là một số đặc trưng của khí hậu thành phố Kon Tum:
- 1.23 Điện Biên
- 1.24 Địa giới hành chính thành phố Điện Biên Phủ:
- 1.25 Lai Châu
- 1.26 Về tình hình kinh tế thì có thể thấy được rằng:
Việt Nam có 63 tỉnh thành trải dài khắp bản đồ hình chữ S. Vậy những tỉnh thành nào sẽ có diện tích lớn nhất thì hãy cùng bài viết ngày hôm nay tìm hiểu nhé!
10 tỉnh thành có diện tích lớn nhất Việt Nam
Sau đây là Top 10 tỉnh thành lớn có diện tích lớn nhất Việt Nam mà bạn có thể chưa biết.
Nghệ An
Đứng đầu danh sách chính là tỉnh Nghệ An với diện tích 16.493,7 km2. Có thể nói đây chính là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ vớ vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào
- Phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào,
- Phía Tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào.
Tỉnh Nghệ An
Theo điều tra dân số năm 2019 thì toàn tỉnh Nghệ An có 3.327.791 người. Gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái. Người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.
Điều kiện tự nhiên Nghệ An
Về điều kiện tự nhiên thì Nghệ An có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt hè, đông. Hiện tại có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm. Tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, Nghệ An chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.
Hiện tại ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh – Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ.
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Tổng sản phẩm trên địa bàn, xếp thứ 54 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP.
Thu nhập bình quân đầu người 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 1.685 USD/người, tương đương khoảng 38,5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập không đồng đều. Tuy nền kinh tế xứ Nghệ tuy còn khó khăn, nhưng Nghệ An là một tỉnh khá, là một trong những đầu tàu kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ.
Gia Lai
Đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách chính là tỉn Gia Lai với có diện tích lên đến 15.536,9 km2, thuộc khu vực phía Bắc của vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
Tỉnh Gia Lai được tái lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991 khi tỉnh Gia Lai – Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh lỵ tỉnh Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Hiện nay tỉnh Gia Lai có hơn 8 dân tộc cùng sinh sống, chiếm nhiều nhất là người Kinh với 52,5%. Vùng trung tâm tỉnh Gia Lai như thành phố Pleiku là nơi người Kinh tập trung đông nhất (87,5%).
Đại hình của Gia Lai
Gia Lai nằm ở có độ cao trung bình 700 – 800 mét so với mực nước biển. Tỉnh trải dài từ 12°58’20” đến 14°36’30” vĩ Bắc, từ 107°27’23” đến 108°54’40″kinh Đông.
- Phía Đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
- Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km
- Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk
- Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C
Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai
Nhìn chung thì khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Gia Lai đạt gần 1.513.847 người, mật độ dân số đạt 102 người/km².
Về kinh tế
Về kinh tế thi đây là tỉnh có tiềm năng thủy điện rất lớn với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 – 11 tỷ kW, trữ năng kinh tế kỹ thuật là 7,1 tỷ kW với công suất lắp máy 1.502 MWh.
Đây chính là những tiềm năng lớn để công nghiệp điện năng được coi là công nghiệp mũi nhọn ở Gia Lai. Tỉnh Gia Lai hiện có 4 nhà máy thuỷ điện lớn có công suất lớn hơn 100MW, gồm có Yali, Kanak-An Khê, Sêsan 3, và Sêsan 4.
Ngoài 4 công trình thuỷ điện lớn có công suất lắp máy 1.422 MW, còn có 85 công trình thủy điện nhỏ với công suất 80.200 kW phân bổ khá đều khắp, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất.
Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam chiếm diện tích 14.174,4 km2. Toạ độ địa lý: 20o00’39’’ – 22o00’02’’ vĩ độ Bắc và 10o30’11’ – 10o50’02’’ kinh độ Đông.
Địa giới bao gồm:
- Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu
- Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình
- Phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên
- Phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào)
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào)
Tỉnh Sơn La
Sơn La nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội – Sơn La – Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh này có 3 cửa khẩu với Lào là cửa khẩu quốc tế Chiềng Khương, Cửa khẩu Lóng Sập và Nà Cài.
Địa hình Sơn La
Có độ cao trung bình 600 – 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên là Cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Sơn La, địa hình tương đối bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình phần lớn là đồi núi, trong đó các đồi núi cao tập trung ở các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Bắc Yên,… Sơn La có dòng sông Mã, sông Đà đi qua, phù sa từ hai con sông này đã bồi nên những thung lũng, 2 dòng sông này còn gây ra tình trạng xâm thực, sức nước mạnh khoét sâu vào các ngọn đồi, làm sụp những phần đất cao và mở rộng thung lũng ra.
Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019, tỉnh Sơn La có 1.248.416 người, đồng thời là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Bắc Bộ. 13,8% dân số sống ở đô thị và 86,2% dân số sống ở nông thôn. Mật độ dân số phân bố không đều, tại thành phố.
Theo thống kê của năm 2019 thì
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,28%
- Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%
- Khu vực dịch vụ chiếm 38,11%
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,17%
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Đắk Lắk
Xếp ở vị trí thứ 4 là tỉnh Đắk Lắk với diện tích 13.125,4 km2. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tách tỉnh Đăk Lăk thành hai tỉnh là Đăk Lăk và Đăk Nông. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại được thế giới công nhận.
Về vị trí địa lý thì Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba.
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà
- Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông
- Phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km
Địa hình Đắk Lắk
Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk.
Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sông chính. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng.
Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Khí hậu Đắk Lắk
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km², dân cư phân bố không đều.
Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Ngoài ra, tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài…
Thanh Hóa
Nằm ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng đó chính là tỉnh Thanh Hóa với diện tích là 11.130,2 km2.
Theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′ Đông đến 106°05′ Đông.
- Phía Bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình
- Phía Nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn
- Phía Đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km.
Tỉnh Thanh Hóa
Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².
Địa hình Thanh Hóa
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú.
Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung.
Theo số liệu thống kê trong năm 2019 thì Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Về chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh thì trong năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xếp ở vị trí thứ 24/63 tỉnh thành của Việt Nam.
Hiện tại thì Thanh Hóa đang tập trung khai thác:
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Lâm nghiệp
- Ngư nghiệp
- Dịch vụ
Quảng Nam
Đứng ở vị trí thứ 6 đó là tỉnh Quảng Nam với diện tích 10.438,4 km2, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum
- Phía Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)
- Phía Đông giáp Biển Đông.
Đơn vị hành chính của Quảng Nam
Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã, phường, thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.Địa hình thấp dần từ tây sang đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía Tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía đông.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 25 °C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và 12).
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái).
Tính đến ngày 1/4/2019, dân số Quảng Nam là 1 495 812 người, với mật độ dân số trung bình là 149 người/km², đây cũng là tỉnh đông dân thứ 3 vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Năm 2018 Tỉnh có cơ cấu kinh tế:
- Công nghiệp và dịch vụ chiếm 88%,
- Nông-Lâm-Ngư Nghiệp 12%.
Quảng nam có 13 khu công nghiệp, kinh tế mở (Khu kinh tế mở Chu Lai). Do đó Quảng Nam hiện nay đang thiếu rất nhiều lao động-một nghịch lý khi tỷ lệ sinh viên không có việc làm trên cả nước rất lớn, Tổng sản phẩm nội địa 2010 khoảng hơn 23.000 tỷ đồng tăng lên hơn 89.900 tỷ đồng năm 2018.
Thu ngân sách nhà nước tăng cao, năm 2018 thu ngân sách ướt đạt xấp xỉ 20.000 tỷ đồng (đứng 10/63 tỉnh thành, đứng thứ 2 các tỉnh miền trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chỉ sau Thanh Hoá và Tp. Đà Nẵng.
Xuất khẩu 2018 ướt đạt trên 700 triệu USD. Tỉnh có cảng Kỳ Hà, Sân bay quốc tế Chu Lai. Phấn đấu đến năm 2020 GDP bình quân đầu người từ 3.400-3.600 USD (75-80 triệu đồng). Năm 2018 tỉnh này đón gần 5,4 triệu lượt khách du lịch (xếp thứ 2 miền trung sau Tp. Đà Nẵng với gần 6,1 triệu lượt).
Lâm Đồng
Vị trí thứ 7 trong danh sách chính là tỉnh Lâm Đồng với diện tích là 9.773,5 km2. Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ Bắc và 107˚45’ kinh độ Đông.
Tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Khánh Hoà,
- Phía Tây giáp Đắk Nông,
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước,
- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắc Lắc ở phía Bắc
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao.
Chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%.
Đặc biệt Đà Lạt thuộc Lâm Đồng có khí hậu cận nhiệt đới núi cao ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới savan điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 1.296.906 người, mật độ dân số đạt 125 người/km2.
Hiện tại thì Lâm Đồng có diện tích trồng Trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lâm Đồng xếp ở vị trí thứ 61/63 tỉnh thành, đến năm 2015 xếp hạng 20/63 tỉnh thành Việt Nam.
Kon Tum
Có diện tích xếp vào vị trí thứ 8 đó chính là tỉnh Kon Tum. Thành phố Kon Tum nằm ở địa hình lòng chảo phía nam tỉnh Kon Tum, trên độ cao khoảng 525m, và được uốn quanh bởi thung lũng sông Đăk Bla.[26] Phía Tây thành phố giáp huyện Sa Thầy, phía Bắc giáp huyện Đắk Hà, phía Đông giáp huyện Kon Rẫy và phía Nam giáp huyện Chư Păh thuộc tỉnh Gia Lai. Thành phố có diện tích tự nhiên 43.298,15 ha.
Thành phố Kon Tum có đặc điểm khí hậu vùng núi Tây Nguyên, nhưng do nằm ở địa hình thung lũng thấp chịu tác động của hiện tượng gió phơn, khí hậu thành phố có nhiều khác biệt so với các vùng lân cận là độ ẩm, số ngày mưa và lượng mưa hàng năm thấp hơn, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao hơn.
Sau đây là một số đặc trưng của khí hậu thành phố Kon Tum:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23,5 °C.
- Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% lượng mưa của cả năm.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa của cả năm.
+ Lượng mưa trung bình năm: 1.771mm, thấp hơn Pleiku (2.206mm) và các vùng khác có cùng cao độ.
Hiện tại thì thành phố có 155.214 người (năm 2013) gồm 20 dân tộc cùng sinh sống.
Điện Biên
Với diện tích 9.541,2 km2 thì Điện Biên chính là tỉnh lớn thứ 9 ở nước ta.
Về dân số thì theo thống kê năm 2019, thành phố Điện Biên Phủ có diện tích 64,27 km². Có số dân khoảng 87.510 người. Cư dân sống ở đây không chỉ có người Kinh. Mà còn có một số đông là người Thái, người H’Mông, người Si La. Các dân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố.
Địa giới hành chính thành phố Điện Biên Phủ:
- Phía Đông Nam giáp huyện Điện Biên Đông
- Các phía còn lại giáp huyện Điện Biên.
Ngày nay Điện Biên Phủ là một điểm du lịch. Cùng với việc tham quan trận địa, du khách còn có thể thưởng ngoạn thung lũng Mường Thanh, tham quan các ngôi làng lân cận.
Tỉnh Điện Biên
Vì chỉ cách biên giới Lào 30 km. Nên Điện Biên Phủ là một trung tâm thương mại quan trọng. Thực phẩm từ đây chuyển sang Lào và Thái Lan và hàng hóa chuyển đến các tỉnh phía bắc của Việt Nam.
Hiện nay, thành phố đã và đang có nhiều dự án phục vụ phát triển Kinh tế – xã hội: Khu đô thị mới Nậm Rốm, Nhà khách Quân khu 2 (phường Thanh Bình), Dự án trụ sở Vietinbank, Cục Hải quan tỉnh (phường Mường Thanh)…, cùng nhiều Trung tâm mua sắm, thương mại. Ngoài ra, TP. Điện Biên Phủ có khu du lịch sinh thái Him Lam (phường Him Lam) với nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam và các dịch vụ du lịch phong phú.
Lai Châu
Đứng ở vị trí cuối cùng chính là tỉnh Lai Châu với tổng diên tích là 9.068,8 km2. Là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam.
Nằm ở phía tây bắc của Việt Nam. Lai Châu cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía tây bắc. Có toạ độ địa lý từ 21°51′ đến 22°49′ vĩ độ Bắc và 102°19′ đến 103°59′ kinh độ Đông.
- Phía Bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
- Phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La
- Phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên.
Được biết Lai Châu có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21 °C-23 °C chia làm hai mùa theo độ ẩm là mùa mưa và mùa khô. Chia làm 4 mùa theo nhiệt độ: xuân, hạ, thu, đông.
Tính đến ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Lai Châu là 460.196 người, xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố cả nước. Chỉ trên tỉnh Bắc Kạn, 17,8% dân số sống ở đô thị và 82,2% dân số sống ở nông thôn. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Tây Bắc Bộ với gần 500.000 dân
Về tình hình kinh tế thì có thể thấy được rằng:
- Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thuỷ sản: Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có những vùng đạt 30–50 triệu đồng/ha/năm tại các cánh đồng Mường So, Bình Lư, Mường Than. Duy trì và cải tạo, thâm canh và phát triển cây chè và cây thảo quả, đây là hai loại cây có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng hoá của tỉnh.
Xã hội hoá nghề rừng, chuyển cơ bản từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội mang tính cộng đồng. Phát triển rừng kinh tế để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Tổ chức sản xuất nông thôn theo hướng phát triển kinh tế trang trại. Lấy kinh tế hộ làm đơn vị tự chủ. Các DN, hợp tác xã nông lâm nghiệp là đơn vị dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ phát triển.
- Công nghiệp: Đối với Lai Châu có thể coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn. Kết hợp phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp. Tỉnh đã thông qua quy hoạch chi tiết các điểm có thể xây dựng nhà máy thuỷ điện. Đặc biệt là công trình thủy điện Lai Châu.
Công nghiệp chế biến nông lâm sản cũng cần được quan tâm đúng mức. Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Tránh làm theo phương thức vụn vặt để dễ quản lý và khai thác có hiệu quả. Tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề truyền thống của địa phương. Như: mây tre đan, dệt thổ cẩm, lương thực thực phẩm…
Trên đây chính là top 10 tỉnh thành có diện tích lớn nhất Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích.