Tóm Tắt Nội Dung
Rửa tiền, nghe qua là chúng ta có thể hiểu đây chính là một hành động vi phạm pháp luật. Thế nhưng rửa tiền là gì? Nếu phạm tội thì sẽ ra sao thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản. Mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Tiền sau khi được “rửa” thành công thì sẽ được dùng trong nền kinh tế dưới các hình thức tích lũy tài sản. Chẳng hạn như mua bán bất động sản, đầu tư dự án, công trình, đầu tư chứng khoán, tiết kiệm hoặc dùng cho chi tiêu khác.
Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản. Mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy
Đây chính là lý do vì sau các khoản tiền sau được rửa đều cất giấu, phân chia thật cẩn thận. Để tránh sự phát hiện của các cơ quan thực thi pháp luật.
Những đối tượng rửa tiền thường là ai?
Những đối tượng rửa tiền có thể là:
- Các tổ chức khủng bố
- Những người muốn tránh thuế để giữ kín thu nhập thật sự
- Những người buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, hay sử dụng lao động bất hợp pháp…
- Những đối tượng tham nhũng
Quy trình rửa tiền thực hiện như thế nào?
Về quy trình rửa tiền thì có thể thực hiện qua ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 Placement – sắp xếp: Tội phạm tìm ra cách để đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền.
Các quy trình rửa tiền được thực hiện một cách cẩn thận
- Giai đoạn 2 Layering – phân tán: Các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại… nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản.
- Giai đoạn 3 Integration – quy tụ: Các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mục đích.
Hậu quả của rửa tiền
Có thể thấy mục đích chính của hoạt động rửa tiền là để trốn thuế và trốn tránh trách nhiệm đối với nền kinh tế, với quốc gia và với toàn xã hội. Hành động rửa tiền gây ra những hậu quả như:
- Làm sai lệch các thống kê kinh tế
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố thu nhập
- Làm mất sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính.
- Gây lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội
Hành động rửa tiền sẽ làm sai lệch các thống kê kinh tế
Luật pháp xử lý tội rửa tiền ra sao?
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật phòng, chống rửa tiền với các quy định sau:
Điều 2: Đối tượng áp dụng
- Tổ chức tài chính.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có giao dịch tài chính, giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
Điều 5: Nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền
- Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Các biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời; các hành vi rửa tiền phải được xử lý nghiêm minh.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền
- Phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống rửa tiền.
- Ban hành chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.
- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống rửa tiền được Nhà nước khen thưởng.
Điều 7. Các hành vi bị cấm
- Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.
- Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
- Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia. Hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia. Hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác. Hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
- Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Rửa tiền chính là hành vi có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Cho nên chúng ta cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn thật nhiều thông tin hữu ích.