Tóm Tắt Nội Dung
Lợi thế thương mại là khái niệm thường thấy trong kế toán. Nó được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp.
Lợi thế thương mại là khoản lợi thế do doanh nghiệp tạo nên. Để mua được khoản lợi thế này thì phải bỏ ra một số tiền. Giá trị của lợi thế này bằng tổng giá mua trừ đi tổng giá trị các tài sản hữu hình.
Lợi thế thương mại (Goodwill) là gì?
“Lợi thế thương mại” còn được gọi với cái tên Goodwill. Đây là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp. Không có giá trị lưu hành, phát sinh khi một người mua lại một doanh nghiệp hiện có.
Lợi thế thương mại không phải là một loại tài sản cố định của công ty
Lợi thế thương mại đại diện cho những tài sản không thể nhìn thấy. Là khoản lợi thế do doanh nghiệp tạo nên. Muốn mua được khoản lợi thế này thì phải bỏ ra một số tiền. Lợi thế thương mại của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi giá mua cao hơn tổng giá trị tài sản vô hình và các khoản nợ phải trả.
Một số tài sản thuộc lợi thế thương mại bao gồm: thương hiệu công ty, data khách hàng, mối quan hệ với đối tác, mối quan hệ với nhân viên, những công nghệ độc quyền, các giải thưởng…
Công thức tính lợi thế thương mại
Để tính được lợi nhuận từ việc mua lại công ty nào đó. Có thể áp dụng công thức tính lợi thế thương mại như sau:
Lợi thế thương mại = Giá phí hợp nhất kinh doanh – (% Sở hữu) x Giá trị tài sản thuần theo giá trị hợp lý
Ví dụ:
Google mua lại Cốc Cốc với giá 2 tỷ USD. Sau thương vụ Google sẽ là chủ sở hữu duy nhất của Cốc Cốc. Theo đó, toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Cốc Cốc lúc này là 1 tỷ USD. Bao gồm các tài sản như văn phòng, sỡ hữu trí tuệ, nền tảng khách hàng… Ngoài ra, Cốc Cốc còn đang có giá trị khoản nợ là 100 triệu USD.
Như vậy Cốc Cốc sẽ có giá trị tài sản thuần là 900 triệu USD trong khi chi phí mà Google bỏ ra để mua lại Cốc Cốc là 2 tỷ USD. Như vậy khoản tiền chênh lệch 1 tỷ 100 triệu USD được gọi là lợi thế thương mại.
Một vài ví dụ
Ví dụ 1:
Giả sử một công ty F mua lại thương hiệu X với giá 1 tỷ USD. Tổng giá trị tài sản hiện có của công ty X rơi vào khoản 500 triệu USD, còn số này bao gồm tất cả các loại nhà cửa, ô tô, máy tính, động sản, bất động sản (có thể bao gồm cả giá trị thương hiệu của X hiện đang phản ánh trên BCTC (nếu có),…)
Ngoài ra, giá trị các khoản nợ của thương hiệu X là 100 triệu USD. Như vậy giá trị tài sản thuần của công ty X là 400 triệu USD. Như vậy, khoản tiền chênh lệch giữa giá mà công ty F bỏ ra mua công ty X và giá trị tài sản thuần là 600 triệu USD, đó được gọi là lợi thế thương mại.
Goodwill xuất hiện trong quá trình mua, bán, sáp nhập công ty
Ví dụ 2:
Tập đoàn COR mua lại BUX với giá 1 tỷ 500 triệu USD, sau việc mua bán này COR sở hữu toàn bộ tài sản của BUX, giá trị các khoản nợ của BUX là 100 triệu USD. Giá trị tài sản thuần của BUX là 400 triệu USD.
Khi đó, lợi thế thương mại = 1 500 000 000 – 100% x 400 000 000 = 1 100 000 000
Giá trị 1 tỷ 100 triệu chính là lợi thế thương mại.
Ví dụ 3
Tập đoàn RED sáp nhập với Tập đoàn BLUE thông qua việc thu mua lại 65% vốn. Tổng chi phí mà RED bỏ ra để mua lại 65% tỷ lệ sở hữu BLUE là 1,015 tỷ đồng, tài sản thuần (sau khi đánh giá lại phản ánh giá trị hợp lý tại ngày mua) là 1,333 tỷ đồng.
Lợi thế thương mại = 1 015 000 000 – 65% x 1 333 000 000 = 148 550 000
Như vậy, khoản tiền chênh lệch giữa giá mà Tập đoàn RED bỏ ra mua lại Tập đoàn BLUE và giá trị tài sản thuần là 148,55 triệu USD, đó được gọi là lợi thế thương mại.