Tóm Tắt Nội Dung
- 1 Lợi nhuận trước thuế nghĩa là gì
- 2 Tầm quan trọng của lợi nhuận trước thuế khi tiến hành đầu tư
- 3 Công thức tính lợi nhuận trước thuế mà doanh nghiệp cần biết
- 4 EBIT = Thu nhập – Chi phí hoạt động
- 5 EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế + Lãi vay
- 6 EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay
- 7 Hướng dẫn cách khai báo thuế thu nhập doanh nghiệp
Một khi bắt đầu kinh doanh thì thuế chính là một trong những yếu tố mà bạn không thể bỏ qua. Nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ những yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên khi nói về thuế thì chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều khái niệm khác nhau. Và trong đó sẽ có lợi nhuận trước thuế. Vậy lợi nhuận trước thuế là gì và nó có thật sự quan trọng thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Lợi nhuận trước thuế nghĩa là gì
Thường thì lợi nhuận trước thuế sẽ được viết tắt là EBIT. Và nó mang ý nghĩa là phần lợi nhuận mà công ty hoặc doanh nghiệp thu về sau. Khi đã trừ đi số tiền bỏ ra kinh doanh nhưng chưa trừ thuế thu nhập và lãi.
Lợi nhuận trước thuế có tên viết tắt là EBIT
Lợi nhuận trước thuế thường xuất hiện trên các báo cáo thu nhập giao dịch lợi nhuận hay thua lỗ. Ngoài ra, chỉ số đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý mô hình. Và nắm bắt nguồn lợi của các công ty. Hơn nữa, loại thu nhập này còn giúp các chủ đầu tư đánh giá các rủi ro tín dụng. Và phân tích việc đầu tư vào các dự án hiệu quả nhất.
Tầm quan trọng của lợi nhuận trước thuế khi tiến hành đầu tư
- Đầu tiên chính là một doanh nghiệp hay một công ty muốn tiến hành vay vốn ngân hàng thì họ phải đảm bảo chỉ số EBT cao. Bên ngân hàng và công ty tài chính sau khi nhận hồ sơ cũng sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát lại xem phần lợi nhuận mang về của công ty/doanh nghiệp hiện là bao nhiêu. Có đủ điều kiện để cho vay hay không?
Nếu chỉ số EBT của doanh nghiệp càng thấp thì khả năng được duyệt hồ sơ là rất thấp. Vì doanh nghiệp này kinh doanh không khả thi. Tình hình tài chính không được đảm bảo và có thể không trả vốn vay đầy đủ.
- Dựa vào chỉ số lợi nhuận trước thuế công ty có thể biết được những rủi ro mình đang mắc phải. Nhất là đứng trước nguy cơ phá sản. Việc phát hiện sớm tình trạng đáng báo động này. Sẽ giúp công ty của bạn nhanh chóng đưa ra các giải pháp kịp thời. Để khắc phục tình trạng đang đi xuống.
- EBT thấp cũng phản ánh được khả năng phát triển của công ty/doanh nghiệp hiện tại như thế nào. Từ đó chúng ta có thể biết được là doanh nghiệp và công ty đó có khả năng kinh doanh nữa hay không.
Công thức tính lợi nhuận trước thuế mà doanh nghiệp cần biết
Để có thể tính được lợi nhuận trước thuế thì bạn có thể áp dụng công thức:
EBIT = Thu nhập – Chi phí hoạt động
EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế + Lãi vay
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay
Hiện có 3 công thức tính lợi nhuận trước thuế mà bạn có thể áp dụng
Hướng dẫn cách khai báo thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong hệ thống mẫu biểu theo thông tư 28 và ứng dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK theo thông tư 28 từ mẫu 01/TNDN đến mẫu số 06/TNDN là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Cách kê khai cho từng tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính- mẫu 0x/TNDN như sau:
Mẫu biểu kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính mẫu số 01A/TNDN dành cho NNT khai theo thu nhập thực tế phát sinh
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính mẫu số 01B/TNDN dành cho NNT khai theo tỷ lệ TNCT trên doanh thu
- Phụ lục tính nộp thuế TNDN của doanh nghiệp có các cơ sở hạch toán phụ thuộc mẫu số 05/TNDN nếu có các cơ sở hạch toán phụ thuộc tại các tỉnh/TP trực thuộc TW khác trụ sở chính.
Lưu ý khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
- DN chỉ được chọn một trong hai hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính quý và ổn định trong cả năm
- Trường hợp DN năm trước bị lỗ. Hoặc DN mới thành lập thì khai thuế TNDN tạm tính quý theo mẫu 01A/TNDN
- Chuyển lỗ
+ Khai số lỗ được chuyển khi tính thuế TNDN tạm tính quý. Số lỗ được chuyển bao gồm số lỗ những năm trước chuyển sang. Và số lỗ của các quý trước trong cùng năm tính thuế;
+ Chỉ được tính chuyển lỗ khi khai thuế TNDN tạm tính khi khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu số 01A/TNDN.
- Số thuế TNDN dự kiến được miễn giảm (chỉ tiêu 31 TK 01A, chỉ tiêu 30 TK 01B): NNT tự xác định theo các điều kiện ưu đãi được hưởng và khai vào chỉ tiêu này.
- Tỷ lệ TNDN chịu thuế trên doanh thu (chỉ tiêu 24 TK 01B/TNDN): lấy theo tỷ lệ của năm trước liền kề. Nếu cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra xác định thu nhập chịu thuế. Doanh thu khác với số của doanh nghiệp thì xác định theo số liệu kết luận thanh tra, kiểm tra.
Nhìn vào lợi nhuận trước thuế có thể theo dõi tình hình phát triển của công ty
Khai phụ lục phân bổ thuế TNDN mẫu 05/TNDN:
- Lập Bảng phân bổ này sau khi đã tính. Và hoàn thành việc kê khai thuế TNDN tạm nộp theo Tờ khai thuế TNDN tạm tính mẫu 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN
- Nếu có số thuế TNDN phát sinh tạm nộp thì mới lập Bảng phân bổ.
- Bảng phân bổ được gửi cho CQT nơi có trụ sở chính (kèm theo Tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý). Và gửi cho CQT nơi có cơ sở phụ thuộc;
- Khai chi tiết các thông tin doanh nghiệp đối với trụ sở chính. Và các cơ sở sản xuất phụ thuộc: địa phương, tên, mã số thuế…
- Chỉ khai các chỉ tiêu ở cột Quý tương ứng với Tờ khai;
- Tỷ lệ phân bổ:
+ Là tỷ lệ % chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc/tổng chi phí của doanh nghiệp;
+ Số liệu để xác định tỷ lệ chi phí do DN tự xác định căn cứ vào quyết toán thuế TNDN của năm trước liền kề năm tính thuế;
- Doanh nghiệp đang hoạt động có cơ sở hạch toán phụ thuộc ở các địa phương => số liệu xác định căn cứ vào quyết toán thuế TNDN năm 2008 và tỷ lệ này được sử dụng ổn định từ năm 2009 trở đi;
- Doanh nghiệp mới thành lập. Có thay đổi (mở rộng, thu hẹp) cơ sở hạch toán phụ thuộc ở các địa phương thì doanh nghiệp phải tự xác định tỷ lệ chi phí cho kỳ tính thuế đầu tiên và tính ổn định cho các kỳ tiếp sau;
- Khi quyết toán thuế TNDN năm. Xác định số thuế còn phải nộp cũng dựa trên tỷ lệ phân bổ cho trụ sở chính và cơ sở hạch toán phụ thuộc. Tính số thuế phải nộp trừ đi số đã tạm nộp cho từng địa phương.
Trên đây là những thông tin chi tiết về lợi nhuận trước thuế mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết thì bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích.