Tóm Tắt Nội Dung
Phố cổ Hội An được biết đến như là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Hội An giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… Đến cả các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Hội An để lại trong lòng du khách bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị.
Phố cổ Hội An
Đến Hội An lúc nào đẹp?
Đến Hội An du lịch thì du khách nên lựa chọn thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Đây là khoảng thời gian trời ít mưa và cũng chẳng có nắng gay gắt. Khí hậu ở thời điểm cực kỳ dễ chịu nên sẽ tạo cơ hội rất tốt để du khách có thể trải nghiệm. Và tham quan hết toàn bộ các địa điểm nổi tiếng tại đây.
Phương tiện đến Hội An
Để di chuyển đến Hội An thì du khách có thể đi bằng máy bay hoặc tàu hỏa tới nhà ga Đà Nẵng rồi bắt xe buýt hoặc xe ô tô để đến Hội An.
Khi đến Hội An thì bạn cứ yên tâm. Vì ở đấy có đầy đủ các dịch vụ cho thuê xe cũng như dịch vụ giao thông công cộng đầy đủ. Nhưng thực tế thì, bạn sẽ thích thú với việc đi bộ hoặc đi bằng xe đạp để có thể chầm chậm nhìn ngắm xung quanh phố cổ.
Những điểm tham quan ở Hội An
Nhà Cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký có kiến trức hài hào kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Với kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, địa điểm này gồm hai thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc của nhà cổ Tấn Ký là biểu hiện đặc trưng cho mong muốn hòa hợp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên nơi đây.
Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió. Giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi.
Hội quán Triều Châu có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo. Cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ. Và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Triều Châu
Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng có tuổi thọ hơn 100 năm. Với kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh. Thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây.
Hội quán Quảng Đông
Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885. Thời gian đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử. Sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch). Tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.
Nhà thờ tộc Trần
Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700). Xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Với kiến trúc mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ thời xa xưa.
Nhà thờ tộc họ Trần
Chợ Hội An
Chợ Hội An nằm ở điểm giao nhau của các con phố Trần Phú, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học. Chợ nằm ngay trung tâm phố cổ, thuận tiện cho việc tham quan của tất cả du khách đến đây.
Khác hẳn với sự yên bình, tĩnh lặng của Hội An. Khu chợ lại mang trong mình một màu sắc khác biệt. Chợ Hội An từ sáng đến tối đều tấp nập, nhộn nhịp bởi kẻ mua người bán.
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Xưởng quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam. Như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ tìm thấy khung cảnh thanh bình êm ả của một hình ảnh làng quê Việt Nam. Được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của các nghệ nhân. Tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc
Chùa Cầu
Chùa Cầu cong cong bằng ván gỗ bắt ngang qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương, quay mặt về phía sông Thu Bồn. Qua bao nhiêu năm tháng và nhiều lần trùng tu thì chùa Cầu hiện vẫn là một công trình kiến trúc độc đáo. Và vẫn luôn là một biểu tượng chính thức của phố cổ Hội An.
Chùa Cầu
Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An
Được thành lập vào năm 1989, Bảo tàng lịch sử – văn hóa Hội An trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… Phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị – thương cảng Hội An. Từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đai Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).
Hội quán Phúc Kiến
Được tương truyền rằng hội quán Phúc Kiến có tiền thân là một gian miếu nhỏ thời pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được đem vào từ biển Hội An năm 1697. Hội quán Phúc Kiến cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu. Mà sự đóng góp chủ yếu là dựa vào Hoa Kiều của bang Phúc Kiến.
Biển Cửa Đại
Biển Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi nào trong ngày cũng đều có một vẻ đẹp riêng cả. Ví dụ như nếu bạn đi vào buổi tối cũng rất tuyệt. Bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.
Biển Cửa Đại
Đặc sản Hội An
Các đặc sản ẩm thực tại phố cổ Hội An bao gồm: mỳ Quảng, Cao Lầu, hay các món chè bắp, hến xào, bánh đập và cả bánh mì Hội An.
Bên cạnh ẩm thực thì các đồ thủ công mỹ nghệ hay đồ đèn lồng. Cũng làm một đặc sản của phố cổ Hội An mà bất kỳ du khách nào đến cũng đều không muốn bỏ qua.
Cao Lầu
Phố cổ Hội An luôn bình dị và yên bình như thế. Vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng con phố, từng mái nhà ngói đỏ cũ. Nếu bạn muốn tìm đến những vẻ đẹp xưa cũ bình yên như thế thì đừng chần chừ nữa mà hãy đến ngay đây nhé.