Tóm Tắt Nội Dung
Có lẽ là bạn đã từng nghe nói đến CIC trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên ý nghĩa thật sự của cụm từ này thì không phải ai cũng biết. Vậy CIC là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống. Thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này các bạn nhé!
CIC là gì?
Trước hết là ý nghĩa của CIC? CIC chính là viết tắt của cụm từ Credit Information Center. Hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Nơi đây sẽ tiến hành làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý. Dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.
CIC rất quan trọng trong bộ máy tài chính của nhà nước Việt Nam
Hiểu một cách đơn giản hơn thì chính nhờ CIC mà ngân hàng có cơ sở dữ liệu đánh giá tín dụng của khách hàng. Và với khách hàng thì việc kiểm tra CIC giúp kiểm soát lại tín dụng của chính mình.
Cách thức hoạt động của CIC
Nếu bạn đang là một giám đốc, một người chủ doanh nghiệp. Và có ý định vay vốn ngân hàng để hoạt động kinh doanh. Thì bạn nên nắm cách thực hoạt động của CIC để có thể giúp ích nhiều hơn trong hoạt động công việc của bạn.
Khi bạn đến ngân hàng để tiến hành thực hiện các khoản vay. Thì ngân hàng sẽ tiến hành lưu giữ tất cả thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau khi đã có đầy đủ thông tin cần thiết. Thì ngân hàng sẽ chuyển nó cho CIC.
Dựa vào những thông tin có sẵn thì CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất. Phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân hay doanh nghiệp. Khi việc cấp xét tín dụng cho bạn thành công. Thì ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC. Và kiểm tra thông tin của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là có cho bạn vay nợ hay không.
CIC giúp ngân hàng và các tổ chức doanh nghiệp tiến hành kiểm tra tài chính một cách hiệu quả nhất
CIC là hoạt động như một cuốn sổ đen, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp có nợ xấu đối với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn, vì thế nếu bạn có mặt trong danh sách đen này thì khả năng bạn đi vay nợ ngân hàng là rất thấp nhé.
Những thông tin mà CIC sẽ tiến hành lưu trữ đối với 1 khách hàng bao gồm:
- Số tiền mà khách hàng đang nợ, mục đích vay nợ của khách hàng.
- Hợp đồng tín dụng đã được ký với ngân hàng nào.
- Thời gian hoàn trả món nợ là bao lâu
- Việc trả nợ được tiến hành như thế nào
- Doanh nghiệp hoặc cá nhân đang nằm trong nhóm nợ nào.
- Đã thế chấp những tài sản gì
Vì vậy nếu muốn CIC đánh giá tích cực thì doanh nghiệp hoặc công ty phải luôn thanh toán khoản vay nợ của mình một cách đều đặn, thường xuyên, không trễ hẹn, thì khả năng vay vốn ngân hàng để tiếp tục các hoạt động kinh doanh là rất cao. Ngược lại, thì bạn sẽ luôn đứng trước nguy cơ bị từ chối cho vay từ tất cả các ngân hàng trên cả nước đấy!
CIC giúp phát hiện nợ xấu rất nhanh
CIC cung cấp dịch vụ gì ?
Hiện tại CIC cung cấp những dịch vụ chính như:
- Hỗ trợ đăng kí tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Thu nhận thông tin về nợ xấu của các tổ chức, cá nhân đi vay tín dụng.
- Dịch vụ phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
- Chấm điểm mức tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp trên tư cách pháp nhân.
- Cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hệ thống quản lý thông tin của CIC được xem là có độ bảo mật cao và an toàn nhất hiện nay, vì hệ thống này được bảo vệ bởi 3 lớp tính năng quan trọng:
- Hệ thống an toàn bảo mật dữ liệu ngăn cản truy cập trái phép để thay đổi nội dung thông tin
- Cho phép nhiều tài khoản truy cập vào cùng một thời điểm hoặc nhiều điểm truy cập dùng chung một tài khoản
- Cho phép một tài khoản đăng nhập một lần và được sử dụng chung cho nhiều ứng dụng khác nhau
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về dịch vụ CIC mà mọi doanh nghiệp và công ty đều nên biết đến. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến với bạn đọc.