Tóm Tắt Nội Dung
Chỉ số tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Giúp các nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính là cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện đang như thế nào. Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu với các bạn về khái niệm. Và các chỉ số tài chính quan trọng nhất. Để các bạn có thể hiểu thêm về ý nghĩa và công dụng của chỉ số tài chính là gì nhé!
Chỉ số tài chính là gì?
Theo khái niệm cơ bản nhất thì chỉ số tài chính là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính của công ty. Và được sử dụng cho mục đích so sánh. Chỉ số tài chính có thể cung cấp cho các chủ doanh nghiệp nhỏ. Và người quản lý một công cụ để đo lường tiến độ của họ so với mục tiêu nội bộ đã đề ra từ trước. Đồng thời tiến hành so với một đối thủ cạnh tranh nhất định hoặc so với tổng thể ngành họ đang hoạt động.
Ngoài ra đây cũng làm một trong những cách cực kỳ hữu hiệu để xác định xu hướng hoạt động trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó thì chỉ số này cũng được các chủ ngân hàng, nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích kinh doanh sử dụng. Để đánh giá tình trạng tài chính của công ty.
Chỉ số tài chính rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình của công ty
Các loại chỉ số tài chính quan trọng
Hiện có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng nhất hiện nay mà chúng ta cần biết đến đó chính là:
Chỉ số thanh toán
Đây là cách để bạn có thể tính toán xem rằng liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?
- Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra. Vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
- Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết. Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả.
Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng
Chỉ số hoạt động
Các chỉ số này sẽ đánh giá tình hình của công ty/ doanh nghiệp đang hoạt động ra sau.Bên trong chỉ số này còn sẽ được chia ra hai chỉ số nữa. Đó là chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Chỉ số động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty. Còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào
- Biên lợi nhuận thuần cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra. Hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.
- Biên EBT sẽ cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.
Chỉ số rủi ro
Sẽ bao gồm chỉ số rủi ro tài chính và rủi ro trong kinh doanh. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty. Ví dụ như việc sử dụng nợ. Còn rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập. Ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau.
- Tỷ số nợ trên tổng vốn cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ. Và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn.
- Mức độ ảnh hưởng từ đòn bẩy kinh doanh (OLE) sẽ giúp chúng ta dự đoán được. Với mỗi % thay đổi trong doanh thu ứng với bao nhiêu % thay đổi trong thu nhập. Và tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Nếu như doanh nghiệp của bạn có chỉ số này > 1 thì hãy yên tâm. Đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp của bạn vẫn ổn. Nếu như chỉ số này = 1, sau đó tất cả các chi phí đều là chi phí biến đổi. Kéo theo việc cứ 10% gia tăng trong doanh thu thì ROA tăng 10%.
Dựa vào chỉ số tài chính để thực hiện báo cáo tài chính một cách dễ dàng
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng
Có thể nói đây là chỉ số cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các cổ đông và nhà đầu tư. Để họ có thể đánh giá về khả năng hoạt động của toàn bộ công ty mà họ sẽ tiến hành đầu tư. Bên cạnh đó, các chủ nợ cũng có thể dựa vào chỉ số này để dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành. Cũng như đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng sẽ được tính theo công thức: G = RR x ROE
Trong đó:
RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 – (Cổ tức/ Tổng thu nhập ròng)
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu = (Thu nhập ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/ Vốn cổ phần)